• Menu
  • Menu
TOP 7 đặc sản An Giang mà bạn nhất định phải thử

TOP 7 đặc sản An Giang mà bạn nhất định phải thử

TOP 7 đặc sản An Giang mà bạn nhất định phải thử

Đặt chân đến với vùng đất An Giang, nếu du khách không niếm thử hương vị ẩm thẩm qua các món đặc sản nơi đây thì quả là một sự thiếu xót vô cùng lớn. Trong ẩm thực An Giang, nét tinh hoa văn hoá của người dân nơi đây được đong đầy vào những món đặc ăn có thể chinh phục ngay cả với những người khó tính nhất về ẩm thực. Hơn nữa, nhờ việc trải nghiệm ẩm thực An Giang ta phần nào sẽ vô tình khám phá, thẩm thấu giá trị bản sắc vùng miền một cách hoàn toàn mới lạ, đầy xúc cảm. Ngày hôm nay, hãy cùng alodi.net khám phá 7 món ăn đặc sản nổi tiếng bậc nhất tại An Giang.

Món ăn nổi tiếng An Giang

Bài viết kể về 7 món ăn đặc sản nổi tiếng tại An Giang mà bất cứ ai đặt chân tới đây nhất định phải nếm thử hương vị ít nhất một lần.

Tham khảo thêm:  Review du lịch An Giang chi tiết nhất

1.    Gỏi sầu đâu

Sầu đâu còn được gọi là “sầu đông” hoặc “cây xoan”, là một loại cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây như An Giang, Kiên Giang. Nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa cây sầu đâu mọc ở miền Tây và cây sầu đâu mọc ở miền Trung. Nhưng sự thật là cây sầu đâu ở An Giang có một vị đắng và chát một cách rất đặc trưng.

Gỏi sầu đâu là món ăn vô cùng phổ biến tại An Giang. Vị hơi đắng của lá sầu đâu, trộn lẫn vị mặn của cá khô. Người chế biến sẽ sử dụng vị chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau tạo nên hương vị đặc trưng của miền Tây. Theo y học, lá sầu đâu có công dụng hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị hơn 40 loại bệnh khác nhau. Vì vậy, gỏi sầu đâu trở thành món "thuốc bổ" trong các bữa cơm cho các gia đình tại miền đất An Giang.

 Untitled-11

Nguồn: sưu tầm

Hàng năm, vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch cây sầu đâu ra hoa và lá mới. Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn (Châu Đốc - An Giang) vào thời gian này, du khách có thể thấy từng bó lá và hoa sầu đâu được bán đầy trong chợ. Do đó, để có thể cảm nhận hương thơm chớm nở của các nụ hoa sầu đâu trên bữa cơm các bạn hãy chú ý đến dịp thời điểm phù hợp khi du lịch tại An Giang.

Tìm hiểm thêm: Review du lịch An Giang 2 ngày 1 đêm chỉ với 1 triệu 3

2.    Cơm tấm Long Xuyên

 An Giang, cơm tấm Long Xuyên được xem là món ăn trứ danh thơm ngon và đặc biệt nhất. Vì ở đây, người đầu bếp chỉ sử dụng hạt cơm nhỏ. Miếng thịt sườn thì được thái dạng theo dạng sợi, mỏng, dẹp chứ không đầy đặn như ở nơi khác. Thành phần chủ đạo của cơm tấm Long Xuyên rất tối giản chỉ bao gồm  thịt sườn, bì, trứng và một số đồ có vị chua.

Tuy nhiên, giai đoạn chế biến cơm tấm Long Xuyên cực kỳ tỉ mị và cầu thị. Trứng phải là loại trứng kho mà khi cắt nhỏ tuyệt đối không nát. Tất cả các loại thức ăn được dùng đều được tẩm ướp cho thấm gia vị nên màu sắc vừa đẹp lại vừa có hương vị đậm đà, thơm ngon. Các gia vị hầu hết phải đều có nét đặc trưng của sự đậm đà để phơi bày trong cảm nhận của thực khác. Cơm tấm Long Xuyên ăn kèm với nước mắm tỏi ớt được pha chế riêng theo công thức của từng người bán và đồ chua, dưa leo, một số nơi có kèm rau xà lách.

 

Untitled-2

Nguồn: Sưu tầm

Nhiều người đến Long Xuyên, lựa chọn cơm tấm luôn là ưu tiên số 1. Đĩa cơm thơm phức là sự tổng hoà của các gia vị độc đáo mà đơn giản. Cùng với màu sắc đẹp mắt của màu cơm vàng óng ả, không ít bạn trẻ khi ghé thăm An Giang phải luyến tiếc không thể đem món ăn này về làm quà cho gia đình để lưu giữ hương vị đi xa khỏi nơi đây.

Tìm hiểu thêm: Khám phá du lịch núi Sam - Châu Đốc tại An Giang

3.    Xôi phồng Chợ Mới

Xôi phồng Chợ Mới có màu vàng tươi tự nhiên của hạt đậu xanh. Sau khi được quết nước chiết xuất từ đậu xanh, nó thường được cho vào khay hay quấn tròn để tiện bảo quản. Khi đem ăn, người dùng chỉ cần cắt từng khoanh vừa ăn, chiêng phồng.

Công đoạn chiên xôi cho phồng là cả một kỹ thuật công phu. Phải dùng dầu chiên vừa phải, canh lửa vừa để xôi phồng đều. Người chiên xôi phải kiên nhẫn, khéo léo. Khi chiên phải vừa tay thì xôi mới chín vàng, phồng đều. Xôi chiên xong phồng lên như quả bóng màu vàng, cắt ra từng miếng mỏng thơm ngon.

mg9664-2217-0904-1657898157660-1657898157743257485977-0-0-412-660-crop-16578982615081974093760-2

Nguồn: Sưu tầm

Bằng bàn tay khéo léo của con gái xứ cù lao, đậu và nếp được nấu chín như nấu xôi truyền thống. Cơm, nếp, đậu chín đều, không nhão cũng không được khô, để nguội, rồi dùng chày quết nhuyễn, cho thêm chút dầu ăn vào để chống dính và tạo độ bóng. Nếp, đậu càng quết càng dẻo dai. Các thực khách yêu thích xôi phồng Chợ Mới không chỉ bởi thơm ngon mà đó còn là sự biểu trưng cho sự may mắn, phú quý khi dáng vẻ của đặc sản này tượng trưng cho hòn ngọc của tinh hoa trời đất.

Tìm hiểu thêm: Hồ Latina - Một địa điểm sống ảo để đời tại An Giang

4.    Bánh canh Vĩnh Trung

Bánh canh Vĩnh Trung có sợi dẹt nhỏ chứ không tròn to như ở nhiều vùng khác của Việt Nam. Nhìn qua, sợi bánh hơi giống sợi phở nhưng không dẹt phẳng mà đầy lẳn, trắng nõn, khi ăn có cảm giác trơn tuột và dai mềm, lạ miệng.

Sợi bánh được trụng chín để trong tô, chủ quán đặtnhân giò heo, bò viên, miếng cá lóc đều trên mặt bánh rồi rưới ngập nước lèo trong vắt, rắc thêm nhúm hành ngò phi thơm lừng. Khi ăn cần chế thêm một chén mắm nhỏ kèm ớt chưng để chấm phần nhân, làm tăng vị ngon tối đa cho tô bánh canh.

 Untitled-1

Nguồn: Sưu tầm

Về thành phần nhân, một tô thập cẩm tại địa chỉ này gồm khoanh giò heo, bò viên, cá lóc, tôm ăn cùng rau giá. Ngon nhất phải kể đến viên bò được cắt làm đôi, bên trong còn nguyên màu thịt nâu hồng, ăn có cảm giác như thịt bò xay nhuyễn chứ không xốp như thịt viên trộn phụ gia khác.

Tìm hiểu thêm: Chùa Phước Thành - Một điểm du lịch tâm linh không nên bỏ lỡ 

5.    Bánh xèo Núi cấm

Bánh xèo là món ăn phổ biến. Tuy nhiên, bánh xèo Núi cấm lại tách biệt từ cái bánh xèo chung để trở thành đặc sản riêng của An Giang. Cái riêng ở đây là bởi món rau ăn kèm thật phong phú, ưu điểm là rau xanh thiên nhiên non mơn mởn, mùi thơm nồng nàn, cay ngọt, hăng hắc. Với hơn 20 loại rau như: rau càng cua, cải trời, kim thất, đinh lăng, mã đề, lá lốt, hồng ngọc, cát lồi… Có những lá cây phải leo hái để tăng thêm hấp dẫn cho món bánh xèo như sung, sộp, quỷnh, bứa, xoài, ngành ngạnh, đọt vừng, cóc rừng điều đặc biệt các loại rau này đều trị bệnh… Nước mắm pha chế không chỉ ớt, tỏi, chanh, đường, dấm… để làm nước mắm chua ngọt. Vị chua ở đây được thay bằng trái " trúc" đặc trưng ở bản địa. Trái trúc bén duyên cùng nước chấm tạo mùi hương không gì thay thế được.

61331a660df938003d8bdb64

Nguồn: Sưu tầm

Bánh xèo núi Cấm nổi bật ở cái ngon từ những nguyên liệu thông thường để làm nên danh phận của nó. Nhờ thế mà đa số du khách hành hương đến núi Cấm đều không thể bỏ qua món bánh xèo hết sức gần gũi, mộc mạc, giản dị, đơn sơ.

 Tìm hiểu thêm: Khám phá núi Cấm - địa điểm du lịch lí tưởng nhất tại An Giang

6.    Gà đốt lá chúc Ô Thum

Gà đốt lá chúc là món ăn truyền thống của cộng đồng người Khmer ở An Giang. Gà được chọn phải là những con thả vườn, thịt tại chỗ để đảm bảo độ tươi. Sau sơ chế, đầu bếp sẽ ướp với sả, ớt, lá chúc (cùng họ chanh), tỏi, đường, muối với lượng vừa đủ. Trong lúc đợi gà thấm gia vị, người dân sẽ chuẩn bị bếp đốt, nồi đất đã được xếp một lớp muối cùng sả và lá chúc dưới đáy.

Con gà được dọn ra có màu vàng đẹp mắt, ăn kèm rau sống, dưa leo, chấm nhiều loại nước chấm khác nhau như nước mắm nhà làm, muối tiêu chanh, muối ớt chanh. Trong đó, nước chấm lá chúc lạ miệng nhưng hơi mặn, chỉ nên chấm một lượng vừa phải. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận thịt không bị khô và có mùi hương thoang thoảng nơi sống mũi.

            ga_dot_la_chuc_an_giang_1-min

Nguồn: Sưu tầm


Với
 món ăn gà đốt lá chúc, du khách tới thăm An Giang sẽ được sống lại một suy nghĩ mới về món gà thường ngày. Từ sự so sánh tương quan đó, quý khách sẽ cảm nhận rõ ràng nhất về món ăn đặc sắc của người dân tộc và cũng như nét văn hoá của người An Giang, một bản sắc văn hoá trong món ăn pha trộn lẫn nhau đầy thú vị.

Tìm hiểu thêm: Chiêm ngưỡng " Bức tượng Phật A Di Đà 39m " cao nhất miền Tây

7.    Lía Tân Châu

Lía Tân Châu là đặc sản nổi tiếng ở vùng đất miền Tây sông nước An Giang có nguồn gốc từ đồng bào dân tộc Chăm. Món ăn có hình dạng giống hệt với hến.

Sau khi rửa sạch lía qua nhiều nước thì được mang ra chế biến. Do con lía có vỏ mỏng hơn so với hến nên quá trình chế biến cần thao tác nhanh hơn. Do đó, người ra chỉ xào lía qua một lần, sau đó nêm với gia vị vừa ăn. Cuối cùng họ cho tỏi được thái sẵn vào chảo lía rồi đảo 3 đến 4 lần. Sau đó, người chế biến để yên chảo chờ để chín khoảng 5 đến 7 phút. Để món ăn được thơm ngon tròn vị hơn, người nấu thêm vài lá rau quế để trên đĩa lía. 

Untitled-

Nguồn: Sưu tầm

Đặc biệt hơn, để thưởng thức lía Tân Châu xào tỏi một cách trọn vị hơn chắc chắn không thể không nhắc đến nước chấm. Nước chấm để ăn với lía xào tỏi phải hơi đặc sệt. Tất cả các nguyên liệu như đường, me chua, nước mắm, chanh phải hòa quyện với nhau một cách vừa phải. Nước mắm chấm phải đạt đến vị ngọt thanh, chua vừa phải của me và chanh. Tuy nhiên, dù là vị gì cũng phải được nêm vừa phải chứ không được át mùi của nước mắm. Bạn cần lấy từng con lía đưa vào chén nước chấm rồi đưa vào miệng. Hương vị đồng quê dân dã cộng hưởng với hương thơm phảng phất của rau quế khiến mọi người càng không thể cưỡng lại. 

Tìm hiểu thêm: Khám phá du lịch núi Sam - Châu Đốc tại An Giang

-------------------------------------

Trên đây, alodi.net gửi đến bạn đọc bài viết: TOP 7 đặc sản An Giang mà bạn nhất định phải thử với mong muốn mang đến cho bạn đọc bài viết tham khảo để có thêm những lựa chọn tối ưu cho chuyến đi của mình.

Ngoài ra, Alodi.net còn có những chuyên mục về du lịch 3 miền: miền Bắc, miền Trungmiền Nam và những kinh nghiệm du lịch, trải nghiệm ăn gìchơi đâu mà chúng tôi tổng hợp gửi đến các bạn giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho những giờ phút thư giãn của mình

Chúng mình cũng rất vinh hạnh nếu nhận được những ý kiến đóng góp hoặc chia sẻ của các bạn về những chuyến đi mà bạn đã có. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gửi về cho team Alodi.net qua email: [email protected]. 


Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ kín.